Deprecated: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in /home/duoclieung/domains/duoclieunguyetquang.com/public_html/application/libraries/minify/src/CSS.php on line 528

Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Hướng dẫn cách sắc và sử dụng thuốc thang trong Y Học Cổ Truyền - Dược Liệu Nguyệt Quang

19/10/2021
SỨC KHỎE

Thuốc thang là các vị thuốc đã được bào chế và phối ngũ theo lý luận của Y học cổ truyền, được đun với nước ở một khoảng thời gian nhất định, sau đó bỏ bã và lấy dịch chiết để uống. Nên chưng ấm khi uống. Riêng người bệnh thể hàn (cảm mạo phong hàn, phong tê thấp thể hàn...) cần phải uống nóng để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị để lưu thông khí huyết. Người bệnh thuộc thể nhiệt (cảm mạo phong nhiệt, dị ứng do nhiệt, nhiệt tý) có thể uống hơi ấm hoặc nguội.

Hướng dẫn cách sắc và sử dụng thuốc thang trong Y Học Cổ Truyền
I. KHÁI NIỆM THUỐC THANG
Thuốc thang là các vị thuốc đã được bào chế và phối ngũ theo lý luận của Y học cổ truyền, được đun với nước ở một khoảng thời gian nhất định, sau đó bỏ bã và lấy dịch chiết để uống.
Với ưu điểm sử dụng linh hoạt, dễ thực hiện, dùng được cho nhiều loại bệnh, hấp thu nhanh, hiệu quả tác dụng nhanh, phân liều hoàn chỉnh dùng trong ngày, dễ dàng điều chỉnh theo diễn biến của người bệnh, nên đây là phương pháp bào chế thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị. Bên cạnh đó, có một số hạn chế như do dạng thuốc đã được cá thể hóa để phù hợp với từng người bệnh, khi cần số lượng lớn có tính đồng nhất thường mất thời gian hơn so với các phương pháp khác; đồng thời, tính ổn định kém nên khó bảo quản, vận chuyển.
II. KỸ THUẬT SẮC THUỐC
Kỹ thuật sắc thuốc có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thuốc. Lý Thời Trân đã viết “uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, nhưng sắc thuốc lỗ mãng, vội vàng, đun lửa không đúng mức, thì thuốc cũng không công hiệu”
2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ sắc thuốc: Nồi sứ, gốm hoặc bằng nhôm, tránh dùng các dụng cụ bằng gang, sắt gây phản ứng hóa học với các thành phần của vị thuốc.
- Nước dùng để sắc thuốc: Thường dùng nước ngọt như nước giếng, nước mưa, tốt nhất dùng nước sạch chứa ít khoáng chất và tạp chất.
- Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất lượng nước sắc tốt hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chú ý như:
+ Các loại thuốc là kim thạch (Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch,…), nhân của các hạt có vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.

+ Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các loại hạt nhỏ (Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử), các vị thuốc có lông (Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp) dễ kích thích cổ họng khi lẫn vào nước thuốc được bọc vào túi vải riêng
2.2. Trình tự, kỹ thuật sắc thuốc
-Kỹ thuật sắc thuốc luôn chú trọng mức độ lửa, lượng nước và thời gian. Trước tiên, cho lửa to để nhanh chóng sôi, sau đó, tùy theo mục đích điều trị, được chia thành hai cách:
+ Sắc thuốc phát tán: các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên được sắc một lần, đổ ít nước (mức nước vừa đủ ngập vị thuốc), dùng lửa lớn (vũ hỏa), đun sôi trong 20 phút.
+ Sắc thuốc bổ: các loại thuốc này phần nhiều lấy vị, cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên, đổ nhiều nước (mức nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước), dùng lửa nhỏ (văn hỏa), đun sôi trong 120 phút, đến còn lại gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2, cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung hai lượt thuốc với nhau để dùng.
-Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc
Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc điểm riêng, cần chú ý khi sắc. Bác sỹ điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể cho mỗi người bệnh:
Đặc điểm Cách nhận biết thông thường
Vị thuốc Ma hoàng phải được sắc trước bỏ bọt, sau mới cho các thuốc khác vào để sắc tiếp




 

Hình ảnh vị thuốc Ma hoàng

 

Sắc riêng: thường là các vị thuốc quý hiếm để tránh hao hụt như Nhân sâm, Tam thất, Lộc nhung  
Sắc trước: (1) các loại thuốc từ vỏ giáp xác của động vật, khoáng vật,…như Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Long cốt, Qui bản, Thạch cao sống, Từ thạch, Sừng trâu; (2) hoặc các thuốc nhẹ, số lượng thuốc lớn (Lô căn, Mao căn, Trúc nhự, Hạ khô thảo) sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc. - Vỏ giáp xác của động vật, các loại khoáng vật;
- Các thân, cành có số lượng thuốc lớn.
Sắc sau: các loại thuốc có chứa tinh dầu, dễ bay hơi hoặc biến tính khi đun sôi quá lâu như Bạc hà, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Thanh hao, Hương nhu Thường là cành, lá, hoa, thân thảo, có mùi thơm đặc trưng khi vò nát
Hòa tan khi uống: (1) các vị thuốc tự nhiên dùng được trực tiếp (Mật ong); hoặc (2) các vị thuốc không tan trong nước, bay hơi hoặc mất tác dụng khi sắc (Mang tiêu, bột Quế, Trầm, bột Sa nhân, Chu sa, Ngưu hoàng, Hổ phách); hoặc (3) các dạng cao dùng được trực tiếp (A giao, cao Kê huyết đằng, cao Qui bản, cao Sừng hươu); hoặc (4) vị thuốc dễ tạo keo khi đun nóng (bột Mạch nha) -Thường là các loại cao dẻo được cắt thành từng miếng,
-Các thuốc dạng bột đã được gói riêng khi nhận thuốc.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC THANG CHO NGƯỜI BỆNH
* Nên uống thuốc còn nóng hay nguội?
Nên chưng ấm khi uống. Riêng người bệnh thể hàn (cảm mạo phong hàn, phong tê thấp thể hàn...) cần phải uống nóng để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị để lưu thông khí huyết. Người bệnh thuộc thể nhiệt (cảm mạo phong nhiệt, dị ứng do nhiệt, nhiệt tý) có thể uống hơi ấm hoặc nguội.

* Nên uống thuốc lúc no hay đói?
Các loại thuốc thường dùng sau bữa ăn độ một giờ rưỡi đến hai giờ, chia uống từ 2 -3 lần trong ngày. Không nên uống lúc no quá hay đói quá; vì sẽ cản trở hấp thu hoặc dễ gây kích ứng, buồn nôn.... Riêng thuốc có tác dụng tả hạ (thông đại tiện), trục thuỷ (lợi tiểu), trừ trùng tích nên uống khi đói; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng dị ứng, kích thích tiêu hoá thường uống trước bữa ăn độ một giờ; thuốc bổ dưỡng thường uống sau bữa ăn khoảng hai giờ.
 
_ Địa chỉ: 90A Triệu Quang Phục, P.10, Q.5, TP.HCM.
_Liên  hệ: 0909 675 486
 
0.0           0 đánh giá
Hướng dẫn cách sắc và sử dụng thuốc thang trong Y Học Cổ Truyền - Dược Liệu Nguyệt Quang

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Siêu Sale Cùng Dược Liệu Nguyệt Quang

Nhà thuốc Nguyệt Quang hiện đang có một số ưu đãi về các sản phẩm viêm mũi và dị ứng phù để bải vệ và nâng cao sức khoẻ.

HỐT THUỐC THEO TOA VÀ PHÂN LOẠI DƯỢC LIỆU CHO BỆNH NHÂN

Thuốc thang là các vị thuốc đã được bào chế và phối ngũ theo lý luận của Y học cổ truyền, được đun với nước ở một khoảng thời gian nhất định, sau đó bỏ bã và lấy dịch chiết để uống. 

HẠT NGŨ HOA

Ngũ Hoa Hạt (Hạt Đình Lịch) Nguyên Chất Ngũ Hoa Hạt (Hạt Đình Lịch) có nguồn gốc từ thiên nhiên được biết đến như một thần dược trong việc trị nám, tàn nhang cũng như một số bệnh liên quan đến da. Với những công dụng tuyệt vời như vậy nên ngũ hoa hạt được săn đón nhiều nhất bởi hội chị em phụ nữ. Những người mà quan tâm đặc biệt đến sắc vóc của mình. Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã biết đến những công dụng thần kỳ của loại hạt này chưa? Cùng Nhà Thuốc Nguyệt Quang tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này nhé! 

TINH BỘT NGHỆ NGUYÊN CHẤT

Tinh Bột Nghệ Nguyên Chất_ Giá: 210.000 VND_ Đơn vị tính: Hộp _ Trọng lượng: 500 gram_ Xuất xứ: Việt Nam_ Tình trạng: Còn hàng_ Hạn sử dụng: 12 tháng(In trên bao bì)CÔNG DỤNG CỦA TINH BỘT NGHỆ_ Điều trị viêm loét dạ dày_Giúp chống viêm khớp_Giúp giảm cholesterol và tăng chức năng miễn dịch dạ dày _ Tăng nhu động ruột và giải độc cơ thể_ Làm đẹp da, trị mụn, giảm vết nám, tàn nhang_ Làm chậm quá trình lão hóa da và trắng răng

THẢO DƯỢC XÔNG CẢM CHỮA CẢM LẠNH VÀ GIẢI ĐỘC CƠ THỂ

- Ngoài tác dụng giải cảm, xông còn giúp mạch máu lưu thông, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Khi cơ thể mệt mỏi, đau nhức, nhiễm cảm lạnh, khi mới ốm dậy... thì mới nên xông. Một tuần chỉ nên xông 2 - 3 lần.

Nâng Cao Sức Khoẻ - Vui Vẻ Làm Việc.

Nhà Thuốc Nguyệt Quang cho ra combo hỗ trợ sức khoẻ cho người văn phòng công sở. Mỗi tách trà hoa buổi sáng cùng với dầu gió KimAgi trong hỗ trợ xoa thái dương (Với mùi thơm tự nhiên). Chỉ với 75k cho combo 1 hộp trà hoa cúc và dầu gió KimAgi